Về Nhật Bản

Tìm hiểu về フリーター(Furītā) ở Nhật

freeter

Người làm việc tự do (tiếng Nhật: フリーター Furītā, tiếng Anh: Freeter) là một trong nhiều phong cách làm việc ở Nhật Bản. Họ là những nhân viên không cố định với lịch làm việc linh hoạt.

Sự khác biệt lớn nhất giữa nhân viên tự do và nhân viên bình thường là thời hạn làm việc. Thời hạn làm việc của nhân viên tự do được đặt trước, trong khi thời hạn của nhân viên toàn thời gian là không cố định.

Ở Nhật Bản hiện đại, những lối làm việc kiểu cũ khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái và do đó, đã có không ít người chọn phong cách làm việc như một Furītā.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về Furītā và giải thích khái niệm của nó cũng như tình hình lao động hiện tại ở Nhật Bản.

フリーター là gì?

freeter

Thuật ngữ “フリーター” (Furītā) thoạt nghe tưởng chừng như nó là một từ mượn của tiếng Anh, nhưng thực ra không hề tồn tại ở nước ngoài và chỉ có ở Nhật Bản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu フリーター là gì và nó đại diện cho kiểu làm việc như thế nào nhé.

Nguồn gốc của từ “フリーター”

Vào giữa những năm 1980, thuật ngữ フリーアルバイター/ free-arbeiter” ra đời ở Nhật. Nó là một từ được tạo ra bằng cách kết hợp giữa từ “Free” với nghĩa “tự do, không bị ràng buộc” trong tiếng Anh và từ “Arbeit” có nghĩa là “lao động” trong tiếng Đức.

Hại từ này ghép lại tạo thành “free-arbeiter” với nghĩa: người lao động tự do. Sau đó, với thói quen rút gọn từ vựng của người Nhật, “free-arbeiter” đã được đổi thành “フリーター/free-ter”.

Các từ mượn được rút gọn phổ biến khác mà các bạn thường gặp trong đời sống hằng ngày như: コンビニ là từ rút gọn của コンビニエンスストア (Convenience Store), スマホ là rút gọn của スマートフォン (Smart phone),…

Bối cảnh ra đời của từ フリーター

Có ba lý do chính khiến phong cách làm việc của “フリーター/freeter” được hình thành.

Đầu tiên là việc “thay đổi cơ cấu công nghiệp”. Số lượng các chuỗi cửa hàng như cửa hàng tiện lợi và thức ăn nhanh ra đời từ những năm 1970 tăng đột biến. Kéo theo đó là số lượng công việc bán thời gian, vốn từng là một hình thức tuyển dụng nhỏ, cũng đã tăng lên nhanh chóng.

Thứ hai là do môi trường việc làm trong bối cảnh nền kinh tế bong bóng. Ngay cả khi bạn chọn làm việc như một Furītā (người làm việc tự do), vẫn có rất nhiều cơ hội để bạn có thể tìm được một công việc cố định như một nhân viên bình thường nếu bạn muốn.

Và thứ ba là “thay đổi giá trị làm việc”. Trong thời đại mà lối sống khuyến khích học sinh thi đầu vào và đỗ các trường đại học có độ cạnh tranh cao để có thể vào một công ty lớn được coi là một “phương trình chiến thắng”. Từ đó, khiến cho một số lượng lớn sinh viên cảm thấy lối sống đơn phương đó là bảo thủ và nhàm chán. Họ đã chọn theo đuổi một công việc mơ ước thay vì một công việc chạy theo đồng tiền và danh tiếng, hoặc dám từ bỏ công việc làm nhân viên chính thức và mạnh dạn tiến vào con đường thử thách cuộc sống của họ.

Bạn có tin không, “フリーター” ban đầu là một lựa chọn phong cách làm việc năng nổ và tích cực hơn là một con đường sự nghiệp “thông thường”.

Định nghĩa của Freeter là gì?

Trang web của Văn phòng Nội các mô tả những người làm việc tự do フリーター như sau:

フリーターを,15~34歳で,男性は卒業者,女性は卒業者で未婚の者のうち
<1>雇用者のうち勤め先における呼称が「パート」か「アルバイト」である者
<2>完全失業者のうち探している仕事の形態が「パート・アルバイト」の者
<3>非労働力人口で家事も通学もしていない「その他」の者のうち,就業内定しておらず,希望する仕事の形態が「パート・アルバイト」の者
の合計として集計すると,この数年はおおむね横ばいで推移しており,平成26(2014)年には179万人となった。

Bản dịch:
フリーター là những người ở độ tuổi 15-34, nam và nữ đã tốt nghiệp cấp trung học (nữ chưa lập gia đình), đáp ứng một trong các điều kiện sau:
<1>Người được thuê làm công việc bán thời gian「パート」hay「アルバイト」
<2>Người thất nghiệp và đang tìm việc làm bán thời gian
<3>Những người chưa có ý định đi làm, thất nghiệp hoặc đang đi học, và muốn tìm kiếm công việc làm thêm
Khi thống kê những người làm việc tự do với định nghĩa trên, con số gần như không đổi trong vài năm qua, đạt 1,79 triệu vào năm 2014.

Nguồn: 第2節 若年無業者,フリーター,ひきこもり|平成27年版子供・若者白書(全体版) – 内閣府

Theo như đoạn trích trên, “フリーター” dùng để chỉ những người trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi và không phải là Học sinh/sinh viên hay Nội trợ. Sinh viên và người Nội trợ không được gọi là フリーター, ngay cả khi họ có đang làm các công việc bán thời gian.

Để dễ hiểu hơn, chúng tôi xin đưa ra ví dụ sau:

Ở Nhật có hai loại hình hợp đồng lao động cơ bản là:

1. 正社員 Seishain (nhân viên chính thức) được hưởng đầy đủ các chế độ an sinh xã hội, trợ cấp như tiền nhà, tiền đi lại, thuế thu nhập, bảo hiểm, vân vân
2. アルバイト Arubaito (nhân viên bán thời gian: part-time), nhân viên làm việc theo giờ, trách nhiệm tới đâu làm tới đó, hết giờ là về, không được hưởng các chế độ trợ cấp, an sinh xã hội lâu dài như nhân viên chính thức.

Trong アルバイト Arubaito lại có 3 phân loại nhỏ là: học sinh, người nội trợ và フリーター (Furītā).
1. Học sinh là những người được xã hội hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế, được cha mẹ chu cấp tiền ăn học và các yếu tố cơ bản khác trong cuộc sống nên đi làm thêm chỉ để có thêm chi phí tiêu xài, không bị gánh nặng về kinh tế.
2. Nội trợ là những người có chồng/vợ là nhân viên chính thức của một công ty, được hưởng đầy đủ các chế độ trợ cấp, an sinh xã hội theo chồng/vợ.
3. フリーター (Furītā) thuộc số người còn lại. Những người không còn đi học mà đã đi làm, nhưng không (được) ký hợp đồng chính thức với bất kỳ doanh nghiệp nào, cũng chưa kết hôn để được hưởng chế độ trợ cấp xã hội theo đối phương; hoặc kết hôn với người cũng là lao động tự do giống như mình.

Nói chung, フリーター thường được dùng để chỉ những người làm việc trong các hình thức việc làm không ổn định.

Tại sao mọi người chọn trở thành フリーター?

Có nhiều lý do khác nhau để chọn trở thành người làm việc tự do, từ những điều tích cực đến những điều tiêu cực.

Để hiểu hơn về フリーター, hãy xem qua các ví dụ về lý do tại sao mọi người chọn nó.

Dễ dàng kiểm soát giờ và ngày làm việc

Một lợi thế lớn của フリーター là sự tự do và tính linh động của nó. Có rất nhiều nơi làm việc mà bạn có thể đưa ra yêu cầu về thời gian trong ngày và số ngày làm việc trong tuần, giúp bạn dễ dàng cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Dễ dàng làm việc tại nhiều công ty

Ngoại trừ một số công ty trẻ hoặc nhỏ lẻ ở Nhật Bản, nhiều công ty vẫn có quy định nội bộ về việc cấm các nhân viên bình thường làm công việc phụ (việc tay trái). Tuy nhiên, nếu bạn là フリーター, bạn sẽ không bị bó buộc trong quy tắc nghiêm ngặt đó nữa.

Một lợi thế khác của những người làm việc tự do là họ có thể dễ dàng kiếm được nguồn thu nhập đủ cho chi phí sinh hoạt hằng ngạy tại công ty này và tích lũy được kinh nghiệm ở một công ty khác trong một ngành nghề mà họ quan tâm cùng một lúc.

Ít phải chịu trách nhiệm hơn trong công việc

Tất nhiên,フリーター cũng phải làm việc có trách nhiệm. Nhưng so với nhân viên hợp đồng toàn thời gian, họ chỉ phải phụ trách trong phần việc mà mình đứng ra làm thay vì phải chạy lặt vặt nhiều việc không liên quan, hay theo yêu cầu của cấp trên. Vì vậy chúng ta có thể nói những người tự do có ít trách nhiệm hơn.

Mặc dù trách nhiệm không nặng nề như nhân viên chính thức nhưng điều quan trọng là bạn phải có kinh nghiệm làm việc.

Bên cạnh đó, việc “không yêu cầu chuyển công tác” và “phạm vi công việc thường không đổi” cũng là lý do khác để lựa chọn phong cách làm việc này. Bằng cách này, những người フリーター có thể làm việc tương đối tự do.

Mặt khác, cũng có những người không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành một フリーター hay nhân viên bán thời gian vì rất khó tìm một công việc ổn định lâu dài như một nhân viên toàn thời gian bình thường.

Sự khác nhau giữa “フリーター” và “ニート”

freeter and neet

“ニート・NEET” là một từ dễ bị nhầm lẫn với “フリーター・ freeter”.

Trong phần này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn sự khác biệt giữa chúng.

Để bắt đầu, “ニート” được bắt nguồn từ từ “NEET” hoặc “neet” (not in education, employment, or training, dịch nghĩa: không học vấn, không việc làm, không đào tạo) lần đầu tiên được sử dụng ở Vương quốc Anh vào năm 1999, nhưng việc sử dụng nó đã lan sang các quốc gia và khu vực khác, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Canada và Hoa Kỳ. Trước đó, nó được gọi là “Status Zero”.

Tại Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi định nghĩa “NEET” như sau.

厚生労働省は、「ニートとは15~34歳の非労働力(仕事をしていない、また失業者として求職活動をしていない者)のうち、主に通学でも、主に家事でもない独身者」と定義してきた。

Dịch nghĩa:
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi định nghĩa “NEET là lực lượng phi lao động đơn lẻ, những người trong độ tuổi từ 15 đến 34 không có việc làm, không làm việc nhà, không đăng ký vào trường hoặc các chương trình đào tạo liên quan đến công việc và không tìm kiếm việc làm.”

Nguồn: ニートの状態にある若年者の実態及び支援策に関する調査研究報告書

Đúng như nghĩa đen của cụm từ được viết tắt, NEET hay ニート là cụm từ chỉ những người không quan tâm tới học hành, không có việc làm và cũng không tham gia các khóa đào tạo nào hiểu đơn hóa có thể tạm gọi họ là những người lông bông, không có nhu cầu tham gia đóng góp, xây dựng xã hội.

Mặc dù cùng được định nghĩa là “một nhóm những người trong độ tuổi từ 15~34”, nhưng rõ ràng có một sự khác biệt rất lớn giữa phân loại những người lao động tự do “フリーター” và “ニート” là việc có đi làm hay không.

Dù sao đi nữa, sự gia tăng của ニート cũng đang trở thành một vấn đề xã hội giống như những フリーター ở Nhật Bản – một đất nước phát triển nhưng lại có dân số già và lực lượng lao động trẻ có công việc ổn định, tham gia xây dựng đất nước ngày càng ít đi.

“フリーター” và Xã hội Nhật Bản

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu vị trí của phân loại “フリーター” trong xã hội Nhật Bản.

Số lượng và tỷ lệ của “フリーター”

Theo biểu đồ 2- (1) – ② “フリーターの数” của Bộ Nội vụ và Truyền thông, số lượng “フリーター” đã giảm trong 5 năm liên tiếp kể từ năm 2004 (Heisei 16). Nhưng vào năm 2009 (Heisei 21), con số đã tăng lên và đạt 1,83 triệu người vào năm tiếp theo.

number of freeters
Nguồn: 就業率及びフリーターの数 – 総務省

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy rằng tỷ lệ người lao động tự do đang có xu hướng gia tăng kể từ năm 2008 (Biểu đồ 2- (1) -③).

freeter proportion
Source: 就業率及びフリーターの数 – 総務省

Các Hỗ trợ Xã hội đối với “フリーター”

Vậy xã hội Nhật Bản đang áp dụng cách tiếp cận nào đối với số lượng người lao động tự do ngày càng tăng?

Để giảm bớt nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng trong giới trẻ, chính phủ lập các cơ quan, trung tâm hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp và những giải pháp điều chỉnh quan trọng.

Nhằm giúp đỡ những sinh viên tốt nghiệp phổ thông trung học có thể định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ chi 72,7 tỉ yên cho ngân sách giáo dục năm 2004. Chính phủ cũng sẽ thành lập một chương trình học sinh sẽ vừa học vừa làm tại những công ty hợp tác với trường học để sau khi ra trường những sinh viên với những kỹ năng đã được huấn luyện trong thực tế đó sẽ thích ứng với công việc hơn. Ông Shiraishi cho biết: “Giới trẻ ngày nay sẽ là những người thừa kế và phát triển nền kinh tế Nhật Bản trong tương lai. Nếu không có những biện pháp hỗ trợ cho họ ngay từ bây giờ thì Nhật Bản sẽ bị tàn lụi nhanh chóng”.

Khi giải quyết được vấn đề việc làm, giới trẻ sẽ có thu nhập ổn định và tác động mạnh đến vấn đề hôn nhân. Các công ty, tổ chức cần tạo điều kiện công bằng về chế độ lương, thời gian làm việc hợp lý cho những phụ nữ sau khi kết hôn và sinh con.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã nêu những điều sau đây về việc sẽ thúc đẩy hỗ trợ việc làm.

また、フリーター数は155万人前後で推移しているとともに、非正規雇用に就いた理由として「正規の職員・従業員の仕事がないから」と回答されている不本意非正規の方の割合も、他の年齢に比べて若年層では高くなっています。
 このため、若年者・キャリア形成支援担当参事官室では、

1.新卒者・既卒者等の就職支援に関すること
2.フリーターや若年失業者等に対する就職支援に関すること

等各種施策を推進することにより、我が国の将来を担う若者が安心・納得して働き、その意欲や能力を十分に発揮できる社会の実現を目指しています。

Bản dịch:
Theo số liệu thống kê, số người lao động tự do vào khoảng 1,55 triệu người, và tỷ lệ người trả lời “vì không có công việc ổn định” làm lý do cho việc trở thành nhân viên không cố định ở những người trẻ tuổi cao hơn những độ tuổi khác.
Vì vậy, văn phòng tư vấn thanh niên và phát triển sự nghiệp sẽ hỗ trợ:
1. Các vấn đề liên quan đến hỗ trợ việc làm cho sinh viên mới và cựu sinh viên tốt nghiệp.
2. Các vấn đề liên quan đến hỗ trợ việc làm cho người lao động tự do và thanh niên thất nghiệp.

Bằng cách thúc đẩy nhiều biện pháp, chúng tôi hướng tới mục tiêu hiện thực hóa một xã hội trong đó những người trẻ tuổi, những người sẽ chịu trách nhiệm cho tương lai của Nhật Bản, có thể yên tâm làm việc, với đầy đủ động lực và khả năng của họ.

Nguồn: 若年者雇用対策 |厚生労働省

Hiện nay, tại Nhật Bản đã thành lập văn phòng hỗ trợ việc làm Hello Work để bạn có thể tìm kiếm thông tin việc làm và được hướng dẫn phỏng vấn. Việc sử dụng Hello Work là miễn phí không chỉ với người Nhật mà còn cả với người nước ngoài.

Do đó, nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hoặc bị đối xử bất công trong quá trình lao động, hãy liên hệ ngay tới các số hotline của Hello Work (ハローワーク) để nhận được sự trợ giúp kịp thời nhé!

Ở hầu hết các chi nhánh của Hello Work đều có thông dịch viên của nhiều ngôn ngữ khác nhau. Hãy kiểm tra ngày có thông dịch viên cho ngôn ngữ của bạn trước khi đến. Ví dụ, thông dịch viên các ngôn ngữ sau sẽ giúp bạn tư vấn việc làm tại Hello Work ở thành phố Yokohama: Thứ hai: tiếng Anh, thứ ba: Tiếng Trung, Thứ Tư: Tiếng Tây Ban Nha và Tiếng Trung.

Tổng kết

Vậy là trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc định nghĩa về フリーター, một trong những phân loại lao động và phong cách làm việc ở Nhật Bản. Người chào đón là những người từ 15 đến 34 tuổi đang làm việc bán thời gian hoặc đang tìm việc làm.

Ngày nay, khi nhận thức về xã hội càng ngày được mở rộng, có nhiều người thích phong cách làm việc tự do hơn và chọn ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, đừng nên cho rằng nhiều người lựa chọn công việc như một “freelancer/free-ter/フリーター” chỉ vì nó dễ dàng, mà là đa số họ đang tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng trong thời gian chờ đợi để chuẩn bị thật tốt cho tương lai.

Chúng tôi hy vọng rằng thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên có thể giúp bạn thuận lợi hơn trong cuộc sống hàng ngày tại Nhật. Và nếu bạn bối rối về bất cứ điều gì liên quan đến vấn đề này, hãy để lại bình luận bên dưới.
JP SMART MAGAZINE
タイトルとURLをコピーしました